5 lời khuyên từ chuyên gia tài chính Dave Ramsey không nên bỏ qua

Dave Ramsey là ai?

Ông là chuyên gia tài chính dành riêng để giúp đỡ những người sống hết nợ. Ông là tác giả của năm New York Times bán chạy nhất cuốn sách:
Financial Peace, More Than Enough, The Total Money Makeover, EntreLeadership và Smart Money Smart Kids. The Dave Ramsey Show đang được nghe với hơn 8 triệu thính giả mỗi tuần trên hơn 500 đài phát thanh.
Theo quan điểm của ông, đó là:
Đừng để sự bất an về tài chính ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Thực hiện những thay đổi đơn giản để kiểm soát tài chính của bạn và mang lại cho bạn sự bình yên mà bạn không ngờ tới. Những lời khuyên sắp chia sẻ đây của Dave Ramsey sẽ dẫn bạn đến sự tự do tài chính mà bạn chắc chưa hề để ý đến:

Lời khuyên thứ nhất – Tạo kế hoạch chi tiêu
Không có gì phải lo lắng, nếu bạn muốn kiểm soát tài chính của mình, bạn cần phải có ngân sách.
Hãy bắt đầu bằng một bài toán mà cân bằng THU – CHI = 0.
Với ngân sách cân bằng này; bạn hãy viết ra số tiền bạn sẽ nhận được trong tháng và tìm ra số tiền đó sẽ được chi tiêu. Điều này bao gồm các hóa đơn sinh hoạt hàng tháng; chi phí học hành; chi phí giải trí; chi phí hiếu hỉ và cả khoản tiền tiết kiệm. Khi bạn trừ tất cả các khoản chi tiêu cần thiết khỏi thu nhập của mình, bạn sẽ không còn đồng nào.
Nếu vậy, đừng quá lo lắng, bởi vì bạn đã thấy rõ hơn tình hình tài chính của mình để lập kế hoạch cho tương lai.
Bây giờ bài toán của bạn sẽ là: TỔNG THU – TỔNG CHI = 0
Nếu bạn may mắn; số dư của bạn lớn hơn 0; hãy lập kế hoạch điều chuyển khoản dư đó. Ở bước đầu tiên này, bạn có thể sử dụng nó theo thứ tự ưu tiên sau:

1.Trả nợ nếu có
2.Chuyển qua tài khoản tiết kiệm
Trường hợp hơi bất ổn đó là khi bài toán TỔNG THU – TỔNG CHI < 0. Việc khẩn cấp bạn cần làm là cắt giảm những chi tiêu không cần thiết. Lời khuyên thứ 2 - Bám sát ngân sách Tạo ngân sách và gắn bó với nó là hai việc khác nhau. Bạn đã mất thời gian đầu tư và tạo ra được ngân sách cho bản thân; việc quan trọng tiếp theo là đừng làm hỏng nó bằng cách không tuân theo nó. Dưới đây là một tip hữu hiệu để giúp bạn tuân theo ngân sách của mình dễ dàng hơn: Đầu tiên tạo ngân sách theo đúng các hạng mục mà bạn thấy cần thiết và muốn tuân theo. Hãy coi mỗi đồng bạn bỏ ra là một cơ hội để làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn. Bạn đi ăn ngoài để thay đổi không gian và làm mới chính cuộc sống của mình; để bạn có động lực hơn trong công việc, đó là điều xứng đáng. Bạn mua một vé xem phim cho một bộ phim bạn yêu thích với những tài tử bạn hâm mộ, đó là điều xứng đáng vì bạn có thể chia sẻ niềm vui chung cùng gia đình, bạn bè. Bạn sử dụng tiền để sửa chữa, nâng cấp ngôi nhà của bạn, mua những vật dụng mới, hiện đại làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn, tiện nghi hơn đó là điều cần thiết miễn là bạn không lãng phí. Nhưng bạn có thực sự cần trả tiền cùng một lúc cho Netflix, HBO, Disney+, Amazon cùng một lúc không? Nếu bạn đang làm vậy, hãy hỏi liệu thực sự điều đó có làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn không? Hãy cắt giảm chi tiêu cho những khoản này và tiếp tục rà soát lại những khoản chi tiêu không cần thiết khác, bạn sẽ thấy khoàn tiền bạn tiết kiệm được trong 01 năm là khá lớn. Lời khuyên thứ 3 - Đừng đi sâu vào nợ nần Một trong những cái bẫy nguy hiểm nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân đó là thẻ tín dụng. Tiền bạn xài từ thẻ tín dụng không phải là tiền bạn có mà là nợ bạn tạo ra. Thẻ tín dụng rất nguy hiểm! Nếu bạn gặp khó khăn với khoản nợ thẻ tín dụng, hãy bắt đầu giải quyết với chúng ngay hôm nay. Đừng chần chừ! Lời khuyên của Dave Rasey đối với những bạn trẻ vừa bước vào cuộc sống tự lập đó là “Hãy gửi 1.000 đô la vào ngân hàng để tạo quỹ tiết kiệm. Sau đó dồn mọi mọi nguồn lực để trả các khoản nợ của mình.” Đây là lời khuyên hợp lý. Lãi suất sẽ làm gia tăng khoản tiền trong tài khoản tiết kiệm của bạn. Tóm lại các việc cần làm ở bước giảm nợ là : Tạo tài khoản tiết kiệm; Giảm các khoản nợ; trả ít lãi hơn và thoát khỏi nợ nhanh hơn trong khi tiêu ít tiền hơn. Lời khuyên thứ tư - Có một quỹ khẩn cấp Nếu bạn có ngân sách, bạn có thể lập kế hoạch cho những khoản chi không thường xuyên như chi phí cần thiết cho các ngày lễ; sinh nhật; đám cưới nói chung có thể gọi là quỹ hiếu hỉ, ngoại giao; Riêng quỹ khẩn cấp – đúng như tên gọi của nó chỉ được sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp. Việc của bạn là xác định thế nào là khẩn cấp để không chi sai mục tiêu. Chẳng hạn với mình đó có thể là: mất việc, tai nạn đột xuất, bị thiên tai... Theo Dave Ramsey, quỹ này nên được giữ riêng ở một tài khoản độc lập hay một nhà bank khác với tài khoản bạn hay sử dụng thường xuyên. Mục tiêu là để bạn “quên” nó đi, bạn không thấy nó và vì vậy nếu bạn có thiếu tiền chút ít, bạn cũng khó nhớ có nó để xài. Bạn chỉ thật sự đụng đến nó khi rơi vào trường hợp khẩn cấp thực sự. Lời khuyên thứ 5 - Chia sẻ “Cho đi” hay làm các công việc thiện chuyện luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lập ngân sách của Dave Ramsey. Cho dù đó là cho một nhà thờ, một tổ chức từ thiện hay cho những người có nhu cầu, hãy luôn dành một phần tài chính của bạn để đóng góp cho xã hội. Không gì tuyệt vời hơn khi biết bạn đã chung tay giúp đỡ người khác. Khi bạn giúp đỡ người khác hay làm một việc tốt bạn sẽ có cảm giác tự hào về bản thân và sẽ sống tốt hơn. Đây cũng như là một quy luật của cuộc sống vậy. Trên đây là 5 lời khuyên mà chuyên gia tài chính Dave Ramsey chia sẻ. Nếu bạn có khả năng nghe bằng tiếng Anh, mình để link trong phần mô tả để bạn có thể nghe nhiều hơn những chia sẻ của ông. Đó cũng chính là để giúp cho bạn có 1 cái nhìn mới hơn về lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Trong 5 lời khuyên này, điều gì là dễ thực hiện nhất, điều gì là khó nhất với bạn? Hãy cùng chia sẻ, bình luận để chúng ta cùng học hỏi những kinh nghiệm quý giá và áp dụng phù hợp và hiệu quả cho từng hoàn cảnh và điều kiện cá nhân. Chúc bạn thành công. Bạn có cảm nghĩ như thế nào? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé! Nếu bạn thấy Video là hữu ích, hãy like, share để giới thiệu đến bạn bè và cũng là một cách tuyệt vời để ủng hộ tinh thần cho Kênh. Còn bây giờ thì chào và hẹn gặp lại.

Lên đầu trang