4 ĐỊNH LUẬT PHẢI HIỂU ĐỂ THÀNH CÔNG

Cuộc sống luôn có rất nhiều trở ngại, khó khăn, thách thức khiến chúng ta nhiều khi không thể đi đến thành công; không thể đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trên cong đường thực hiện ước mơ của mình; hãy dành thời gian cùng chia sẻ những kinh nghiệm sau đây để có được những kiến thức; kinh nghiệm và kỹ năng nhằm vượt qua những trở ngại trên con đường đi đến thành công của chính mình.

Đây là 4 định luật đã được đúc kết sau rất nhiều nghiên cứu, trải nghiệm của những người thành công qua nhiều thế hệ trên toàn thế giới; Khi bạn nắm được 4 định luật này có nghĩa là bạn đang giữ trong tay 1 chìa khóa vạn năng để mở mọi cánh cửa và bước vào một thế giới mới bao la và rộng lớn hơn của chính mình.

Định luật thứ nhất – Định Luật Cân Bằng

Thế giới luôn duy trì sự cân bằng theo một cách vô cùng tinh tế và độc đáo của nó mà có thể chúng ta vẫn chưa hiểu hết và giải thích được hết, chúng ta chỉ chấp nhận sự thật của nó mà thôi.

Tương tự như Định luật bảo tồn năng lượng trong tự nhiên; trong cuộc sống chúng ta có Định luật “Bảo tồn khó khăn”. Nghe có vẻ lạ, nhưng thật ra nó rất thực tế. Theo đó, những khó khăn của tất cả chúng sẽ không tự nhiên biến mất cũng như không phải vô cớ mà chúng phát sinh, mà hầu hết các khó khăn đó đều đến từ chính những sự lựa chọn và quyết định của chúng ta trước đó. Càng trốn tránh những khó khăn ở hiện tại, tương lai chúng ta càng phải trả giá đắt hơn để đối phó với nó; bởi khó khăn khi chưa được nắm bắt, chưa được hiểu và giải quyết thì chúng sẽ tiếp tục phát sinh; trình trạng đó có thể ví như: khó khăn chồng chất khó khăn.

Luật cân bằng còn có một biểu hiện khác: Khi bạn cảm thấy thiếu ở một mặt nào đó, mặt tương ứng ắt sẽ dư thừa. Ví dụ, “nếu kiến thức không đủ, ắt sẽ nảy sinh nhiều lo lắng”. Thứ thiếu ở đây chính là kiến thức, còn sự dưa thừa chính là sự lo lắng, cảm giác không an toàn. Nói một cách đơn giản là tại vì không biết nên mới sinh lo âu.

Có một cách diễn giải khác: Trí thông minh không đủ ắt sinh ra tính hoài nghi. Khi nhận thức chưa đủ tầm, chúng ta sẽ nghi ngờ với tất cả những điều mới mẻ, với những thứ mình chưa thấy bao giờ. Từ đó chúng ta sẽ sống trong trạng thái lưỡng lự, không dám bước lên phía trước. Cuộc sống chính là một cán cân, mỗi một thứ đang sở hữu, chúng ta đều phải trả một cái giá cho nó. Nhưng bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn đặt thứ gì lên bàn cân để xác định cái giá phải trả cho nó.

Hãy là một người lựa chọn thông minh để bạn luôn có một giá tốt nhất cho thứ mà mình đã lựa chọn.

Định luật thứ 2 – Luật “Ngựa chậm”

Bạn đã bao giờ nghe Định Luật này chưa? Có vẻ khá là mơ hồ, đúng không?

Hãy bắt đầu bằng một câu chuyện ngụ ngôn để làm rõ những điều có vẻ mơ hồ này.

Ngày xưa, có một câu chuyện về hai con ngựa, mỗi con kéo một xe hàng. Một con chăm chú và đi thật nhanh – chúng ta gọi đó là con ngựa Nhanh Nhẹn. Một con vừa đi, vừa ngắm đất trời và nhởn nhơ gặm cỏ bên đường; thậm chí nó cũng mặc kệ xe hàng nên đã có mấy kiện hàng đã rơi khỏi xe – chúng ta gọi anh chàng này là con ngựa Chậm Chạp.

Người chủ hàng rất bực tức nhưng nén giận. Vì chặng đường còn xa và trời đã tối nên ông quyết định mang toàn bộ hàng trên xe con ngựa chậm chạp chuyển lên xe con ngựa nhanh nhẹn. Con ngựa Chậm Chạp thấy vậy cười khoái chí và nghĩ: “Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!”.

Về đến nhà, chủ hàng nghĩ: “Một con ngựa đủ để kéo xe rồi, tại sao lại phải nuôi hai con?”. Ông ta nghĩ, sẽ cho con ngựa Chậm Chạp kéo hàng thêm một lần nữa, nếu vẫn chứng nào tật nấy thì sẽ mang đi bán hoặc làm thịt. Nhưng trên chuyến đi đó, trên đường kéo xe về ông chủ hàng bị một toán cướp chặn và đuổi theo, con ngựa Nhanh Nhẹn có người nài ngựa ở trên hướng dẫn và nó rất khỏe nên đã chạy thoát. Kết cục con ngựa Chậm Chạp do không quen chạy nhanh sau đó đã bị toán cướp bắt được và mang ra làm thịt. Ông chủ không còn phải nhọc lòng, đắn đo về chuyện nên giữ hay không nên giữ con ngựa Chậm Chạp vì chính nó đã tự quyết định cuộc sống của nó bằng chính sự lười biếng của mình.

Câu chuyện về hai chú ngựa trên cho thấy bài học trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Trong một tập thể, nếu để người khác cảm thấy “dù có bạn cũng được mà không có cũng không sao”; bạn không có vai trò trong tập thể ấy, thì có một thông điệp bạn cần hiểu “ngày bạn phải ra đi không còn xa” Hoặc bạn nhận được quyết định cho thôi việc do trình độ, năng lực và cả thái độ của mình; hoặc chính bạn sẽ tự động rút lui vì cảm thấy lạc lõng trong tập thể đó.  

Những cá nhân luôn cố gắng, nỗ lực, chăm chỉ sẽ được trọng dụng và họ luôn nhận về thành quả xứng đáng. Ngược lại, những người lười biếng, vô trách nhiệm, thích sự an nhàn sẽ nhận về kết cục thảm hại.

Định Luật Thứ 3 – Chiết khấu hình Hyperbolic

Chúng ta hãy bắt đầu định luật này bằng một nghiên cứu khoa học này nhé.

Tinh tinh là một loài động vật thông mình và thức ăn ưa thích của chúng là chuối. Trong một nghiên cứu, người ta đã phát cho mỗi con tinh tinh một loại quả khô. Nếu một con tinh tinh có thể nhịn được 20 phút mà không ăn quả khô trên tay, nó có thể đổi quả khô đó để lấy một quả chuối. Hầu hết nhóm tinh tinh này đều thiếu kiên nhẫn và ăn trái cây khô mà chúng có. Chỉ vài con có khả năng kiềm chế tốt đã được thưởng chuối.

Đây được gọi là chiết khấu hình Hyperbol, khi người ta chọn cách nhận những phần quà ngay lập tức thay vì những thành quả khác lớn hơn sau đó. Đa số mọi người hay nhìn vào lợi ích trước mắt và ngắn hạn thay vì nhìn vào những kết quả to lớn ở tương lai; lý do vì đa số đều thiếu tính kiên nhẫn. Điều này thường xảy ra khi sự trì hoãn gần với hiện tại hơn là một sự trì hoãn cho tương lai. Bởi vì hiện tại là cái ngay trước mắt và họ dễ dàng quyết định; còn tương lai là điều xa vời, không chắc chắn và không thể chờ đợi.

Những người thành công là những người có thể làm chủ ở thời khắc hiện tại; họ sẵn sàng đấu tranh chống lại xu hướng chiết khấu hình Hyperbolic của chính bản thân mình. Họ có thể quản lý những ham muốn thái quá và bỏ qua sự thoải mái trước mắt để kiên nhẫn đạt được cuộc sống tốt hơn trong tương lai. Nói cách khác họ biết hy sinh sự thoải mái ngắn hạn để kiên trì theo đuổi và thực hiện những mục tiêu vĩ đại hơn trong tương lai.

Định Luật thứ 4 – Luật dự phòng

Ca dao tục ngữ đã có rất nhiều những bài học về Luật dự phòng. Hẳn bạn đã từng nghe:

Tương tự như vậy, khi bạn làm việc trên máy tính, bạn tạo ra những văn bản, những tập tin, và bạn luôn phải nhớ lưu lại bản sao, đặc biệt là những tài liệu quan trọng. Hãy đề phòng mọi bất trắc, mọi rủi ro khách quan chẳng hạn như: ổ cứng bị trục trặc, máy tính hỏng đột xuất, lỗi phần mềm…hoặc vì bất kỳ một lý do nào đó mà chúng ta không tiên liệu được, nếu không có bản sao lưu, tổn thất đôi khi rất nặng nề. Bởi vậy, dự phòng là một việc cần thiết nếu không nói là bắt buộc.

Một triết gia phương Tây từng nói: “Hãy học cách cắt móng tay bằng tay trái, vì tay phải không phải lúc nào cũng có thể hoạt động được”. Đời người cũng vậy, khi bạn chỉ cho bản thân một lựa chọn duy nhất, nếu cánh cửa ấy đóng lại, bạn chỉ có thể làm một con thú bị mắc kẹt cố gắng vùng vẫy để thoát ra nhưng thật khó. Cho nên, khi có một lựa chọn hãy bảo đảm nếu sự lựa chọn ấy là không khả thi thì bạn vẫn có thể có một lựa chọn khác; khi cánh cửa này đóng lại; hãy chắc chắn sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Đừng để bản thân bước vào đường cùng.

Điều đáng sợ trong cuộc đời không phải là sự thay đổi đột ngột mà là sau khi thay đổi, bản thân không có sự thích ứng kịp thời hay không còn chỗ cho bất kỳ một sự lựa chọn nào khác. Đó chính là thời điểm ta rơi vào bế tắc.

Chuẩn bị thêm cho mình một phương án dự phòng, một kế hoạch B cho các lĩnh vực chính trong cuộc sống: từ phương án kinh doanh; kế hoạch tài chính; lựa chọn nghề nghiệp; các mối quan hệ…hay thậm chí là một kế hoạch ngắn ngày như đi du lịch, đi cắm trại…

Khi chúng ta có một kế hoạch dự phòng chính là cho bản thân thêm một khả năng đối phó và khả năng ứng biến linh hoạt.

Bốn Định Luật này rất dễ hiểu, vấn đề là chúng ta cần nhớ rõ chúng và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình để đảm bảo làm chủ mọi rủi ro và rút ngắn con đường đi đến thành công của bản thân.

Chúc bạn thành công.

Hana Myhanh

Lên đầu trang